Hotline: 0888.320.330

Năng lượng tái tạo – Năng lượng tương lai

Có thể nói năng lượng tái tạo hiện nay đang được chú trọng hàng đầu không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới. Năng lượng tái tạo có thể ví như nguồn sống của tương lai. Vậy bạn hiểu như thế nào về năng lượng tái tạo? Qua bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ về khái niệm, ưu nhược điểm và nêu ra một số năng lượng tái tạo nhé!

Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh về cơ bản được hiểu là loại năng lượng có nguồn lực liên tục, có thể tái sử dụng vô hạn lần theo chuẩn mực hiện tại như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng, nhiên liệu sinh học,... 

Năng lượng tái tạo được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế năng lượng không tái tạo trong tương lai. Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo đều sử dụng để cung cấp năng lượng phục vụ cho các nhu cầu của con người và không tự biến thành năng lượng mà cần có một tác động nào đấy như dưới điều kiện nhiệt độ, áp suất,...

Tuy nhiên :

Năng lượng tái tạo: Có thể tái tạo được, khi chuyển thành năng lượng ít gây hại cho môi trường, yêu cầu các dụng cụ khoa học kỹ thuật hiện đại để thu lấy năng lượng, chi phí sử dụng và đầu tư cơ sở vật chất sử dụng cao

Năng lượng không tái tạo: Không thể tái tạo, sử dụng bao nhiêu hao mòn từng ấy, trong quá trình biến đổi thành năng lượng có thể gây hại cho môi trường, yêu cầu sử dụng cơ sở vật chất vừa phải.

Ưu điểm:

  • Có thể tái tạo được
  • Có thể sử dụng được tại nhiều địa hình, khu vực khác nhau
  • Phong phú, đa dạng, nguồn cung bền vững và vô tận
  • Ít gây hại cho môi trường, không gây tiếng ồn khi khai thác
  • Công nghệ sử dụng tiên tiến

Nhược điểm:

  • Chi phí sử dụng cao, chi phí lưu trữ năng lượng cao
  • Không ổn định do điều kiện tự nhiên không ổn định
  • Vẫn gây ô nhiễm môi trường dù rất ít
  • Sử dụng nhiều thành phần đắt tiền và quý hiếm

Năng lượng tái tạo bao gồm những loại nào?

Năng lượng mặt trời

Dạng năng lượng tái tạo này dựa vào sức mạnh tổng hợp các hạt ánh sáng (photon) của Mặt trời. Năng lượng mặt trời có thể được thu thập và chuyển đổi theo một vài cách khác nhau. Có thể kể đến máy nước nóng năng lượng mặt trời tận dụng ánh sáng mặt trời để làm nóng nước và làm mát cho phần mái nhà. Đặc biệt ngày nay việc ứng dụng các tấm pin năng lượng mặt trời để chuyển đổi thành dòng điện có thể sử dụng được đang phát triển cực kỳ nhanh. Đây cũng là nguồn năng lượng tái tạo hứa hẹn sẽ là sự thay thế tuyệt vời cho nguồn nhiên liệu hóa thạch trong tương lai gần.

Năng lượng gió

Sự chuyển động của khí quyển được thúc đẩy bởi sự chênh lệch về nhiệt độ ở bề mặt Trái đất, do lượng nhiệt từ bức xạ của mặt trời chiếu lên bề mặt Trái đất thay đổi liên tục. Năng lượng gió có thể được sử dụng để ứng cho hệ thống bơm nước hoặc tạo ra điện, nhưng công nghệ này đòi hỏi phải có không gian rất rộng để có thể tạo ra một lượng năng lượng đáng kể.

Năng lượng thủy điện

Năng lượng thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Phần lớn năng lượng thủy điện có được là từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay các tua-bin nước và máy phát điện. Đây là nguồn năng lượng được các chuyên gia cho là không hoàn toàn tái tạo, bởi khi những bể chứa đã đầy nước thì đòi hỏi chúng ta phải đào rất tốn kém.

Năng lượng sinh khối

Sinh khối là thuật ngữ cho nguồn năng lượng từ thực vật. Năng lượng ở dạng này được sử dụng rất phổ biến trên toàn thế giới. Điển hình nhất là hình thức đốt cây củi để nấu ăn và sưởi ấm. Thật không may, quá trình này giải phóng một lượng lớn khí thải CO2 vào khí quyển và đây là tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, còn có một số dạng năng lượng sinh khối hiện đại hơn là sản xuất mêtan, sản xuất nhiên liệu cho xe ô tô và cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện.

Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong tâm của Trái Đất. Nguồn năng lượng này xuất phát từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ quá trình phân rã phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái Đất. Ở một số khu vực nhất định, độ dốc địa nhiệt (tăng dần nhiệt độ theo độ sâu) sẽ đủ cao để có thể khai thác và tạo ra điện. Công nghệ để khai thác năng lượng này còn bị giới hạn ở mộ vài địa điểm trên Trái đất cũng như còn tồn tại nhiều vấn đề kỹ thuật làm hạn chế tiện ích của nó. Một dạng năng lượng địa nhiệt khác là năng lượng Trái đất, đây là kết qủa của việc lưu trữ nhiệt trên bề mặt Trái đất. Dạng năng lượng này chỉ có thể dùng để duy trì nhiệt độ thoải mái trong các tòa nhà, chứ không thể sử dụng để sản xuất điện được.

Nhiên liệu hydrogen và pin nhiên liệu hydro

Đây cũng cũng không phải là nguồn năng lượng tái tạo hoàn toàn những rất dồi dào và rất ít ô nhiễm môi trường khi sử dụng. Hydrogen có thể được đốt làm nhiên liệu, điển hình là xe chạy bằng hơi nước. Ứng dụng nhiên liệu đốt (sạch) này có thể giảm đáng kể ô nhiễm trong các thành phố. Hydrogen còn có thể được sử dụng trong pin nhiên liệu hyrdo, tương tự như pin lưu trữ để cung cấp năng lượng cho động cơ điện.

Tin tức liên quan

22 Ứng dụng của pin năng lượng mặt trời trong cuộc sống

Ngày đăng: 16-12-2018

TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI?

Ngày đăng: 16-12-2018